QÚY KHÁCH HÃY VÀO PHIÊN BẢN MỚI

VỚI NHIỀU SẢN PHẨM VÀ TIỆN ÍCH


---------

---------
Đúc Đồng và Kiến Trúc Nội Thất Tín Việt
ĐC: 156 Phạm Văn Đồng - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội.
Hotline : 0912.132.282 hoặc 0988.169.470
---------
---------
"Đúc Đồng Tín Việt chúc quý khách tham quan và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với gia đình, Chúng tôi chúc quý khách và gia đình vạn sự như ý.
Trân trọng cảm ơn!"
Ý nghĩa đỉnh đồng bát quái
Bát quái là tám quẻ, mỗi quẻ là một ký hiệu (phù hiệu) gồm ba vạch (hào), chồng lên nhau, hoặc toàn vạch đứt (hào âm – –) như quẻ Khôn, hoặc toàn vạch liền (hào dương ––) như quẻ Càn, hoặc kết hợp cả vạch đứt và vạch liền (sáu quẻ Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài). Để dễ nhớ ký hiệu tám quẻ người xưa bày ra khẩu quyết: Càn tam liên; Khôn lục đoạn; Chấn ngưỡng vu; Cấn phúc uyển; Khảm trung mãn; Ly trung hư; Đoài thượng khuyết; Tốn hạ đoạn, nghĩa là: Càn ba liền; Khôn sáu khúc; Chấn chén ngửa; Cấn chén úp; Khảm bụng đầy; Ly ruột rỗng; Đoài hở trên; Tốn đứt dưới.
Tám quẻ tượng trưng cho tám yếu tố trong thiên nhiên (Càn: trời; Khôn: đất; Chấn: sấm; Cấn: núi; Tốn: gió; Khảm: nước; Ly: lửa; Đoài: đầm nước), và mỗi quẻ còn mang thêm nhiều ý nghĩa tượng trưng riêng liên quan người, vật, v.v... Chẳng hạn: Càn: cương kiện; Khôn: nhu thuận; Chấn: động; Cấn: tĩnh; Tốn: nhập vào; Khảm: sa xuống; Ly: sáng sủa; Đoài: vui vẻ...
Ý nghĩa tượng trưng của mỗi ký hiệu (quẻ) trong bát quái có thể mở rộng phù hợp với ý nghĩa căn bản của biểu tượng. Như quẻ Càn, từ cái nghĩa là trời, cương kiện lại được mở rộng thành: vua, cha, rồng, ngựa, vàng, ngọc, v.v... Vì thế, tám quẻ mở rộng ra đến cùng cực thì có thể bao quát các hiện tượng, trạng thái của vũ trụ vạn vật; mà vũ trụ vạn vật gom tóm lại thì có thể quy về bát quái. Do đó, Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ phát biểu: “Bát quái có thể dùng tượng trưng cho muôn vật...” (Dịch kinh đại toàn. California: tác giả xb., 1997, Tập III. tr. 579.)
Ý nghĩa này của bát quái trong mối tương quan giữa bát quái và vũ trụ vạn vật đã lý giải vì sao khi xây dựng Đền thánh Cao Đài (1931-1955) tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh ngày nay, thì phần kiến trúc mệnh danh Bát quái đài chính là nơi tín đồ Cao Đài thờ Thượng đế theo nghĩa thờ đấng Tạo hóa đã tạo lập vũ trụ càn khôn. Ngay khi mới mở đạo Cao Đài, ngày 24-10-1926 thánh giáo của Cao Đài Tiên ông cũng giảng về mối tương quan giữa bát quái và vũ trụ như sau: “Nên Thầy khai bát quái mà tác thành càn khôn thế giái...” (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Sài Gòn: Nhà in Tam Thanh, 1928, tr. 42.)
Ở phía bắc huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có một nơi gọi là Bát quái đài hay Bát quái đàn, mà theo truyền thuyết đấy là nơi Phục Hy bắt đầu vạch ra bát quái. Nhưng Bát quái đài của Cao Đài có ý nghĩa khác hẳn.
Bát quái đài ở Đền thánh (có tám cột rồng vàng ở tám góc của bát quái) là nơi thờ đức Ngọc Hoàng Thượng đế (Cao Đài Tiên ông) và chư thần thánh, tiên phật. Bát quái đài gồm mười hai bậc (mỗi bậc cao 10cm, có tám cạnh) bằng đá mài màu vàng xây chồng lên nhau, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bậc chót hết đặt trên nền cao hơn mặt đất 2,4 mét (bội số của 12), như vậy bậc trên cùng cách mặt đất 3,6 mét (bội số của 12).
Mười hai bậc của Bát quái đài tượng trưng cho mười hai tầng trời, gồm có cửu trùng thiên (chín tầng: tầng 1, tầng 2, Thanh thiên, Huỳnh thiên, Xích thiên, Kim thiên, Hạo nhiên thiên, Phi tưởng thiên, Tạo hóa thiên) cộng thêm ba tầng nữa: Hư vô thiên, Hội nguơn thiên, Hỗn nguơn thiên.
Theo giáo lý Cao Đài, Thượng đế là Đấng thập nhị khai thiên (lập ra mười hai tầng trời), số 12 là số riêng của Trời. Cho nên khi lạy Trời thì 3 lạy, mỗi lần lạy gật đầu 4 cái, tương đương 12 lạy. Thánh giáo Cao Đài: “Thập nhị khai thiên là Thầy, chúa cả càn khôn thế giới (...). Số mười hai là số riêng của Thầy.” (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Sài Gòn: nhà in Tam Thanh, 1928, tr. 12.)
Sản phẩm đỉnh đồng bát quái
01. Đỉnh đồng bát quái mẫu tử
  
      02. Đỉnh đồng bát quái nắng rồng