Ứng dụng hình tượng rồng trong nghề đúc đồng Việt Nam truyền thống





QÚY KHÁCH HÃY VÀO PHIÊN BẢN MỚI

VỚI NHIỀU SẢN PHẨM VÀ TIỆN ÍCH


---------

---------
Đúc Đồng và Kiến Trúc Nội Thất Tín Việt
ĐC: 156 Phạm Văn Đồng - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội.
Hotline : 0912.132.282 hoặc 0988.169.470
---------
---------
"Đúc Đồng Tín Việt chúc quý khách tham quan và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với gia đình, Chúng tôi chúc quý khách và gia đình vạn sự như ý.
Trân trọng cảm ơn!"
Hình tượng của rồng bao gồm các loài có mào,cựa gà,thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá.
Rồng có chín đứa con (Long Sinh Cửu Tử), là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn).
  1. Bí Hí
  2. Li Vẫn
  3. Bồ Lao
  4. Bệ Ngạn
  5. Thao Thiết
  6. Công Phúc
  7. Nhai Xải
  8. Toan Nghê
  9. Tiêu Đồ
Dựa trên những đặc điểm và ứng dụng của những hình tượng trên mà các nghệ nhân đúc đồng Việt Nam xưa đã nghiên cứu và đúc ra những sản phẩm phù hợp với quan niệm truyền thống của phong thủy.
Ví dụ:
Bị Hí là con trưởng của rồng (còn có tên khác là Bá Hạ, Bát phúc, Thạch Long Quy. Linh vật này có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh siêu nhiên, chịu tải trọng tốt nên thượng được chạm khác các bệ đá, chột đá, bia đá. loài vật này hiện nay được ứng dụng nhiều trong phong thủythường dùng để trấn khi xây dựng nhà cửa có nền đất yếu.
Bồ Lao là con thứ ba của rồng, có đặc điểm là luôn thích âm thanh lớn. Chính vì nguyên nhân trên mà các nghệ nhân đúc đồng xưa đã đã đúc hình tượng Bồ lao trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông đúc ra khi gõ có âm vang lớn, có độ ngân
Toan nghê (Kim nghê, Nghê) là con thứ tám của rồng. Nghê là linh vật có mình sư tử, đầu rồng. Có đặc điểm tích sự tĩnh lặng và ngắm cảnh hương khói nên thường được đúc làm vật trang trí trên các đỉnh đồng, đốt trầm hương.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình phát triển lịch sử Việt Nam. Hình tượng rồng được sáng tạo, thể hiện những đặc sắc riêng, mang đậm tính văn hóa Việt. Hình tượng rồng đặc biệt quan trọng và xuất hiện nhiều trong nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật. hình tượng rồng được sử dụng làm biểu tượng cho uy quyền của các vương triều, và mỗi vương triều thì hình tượng rồng lại có sự biến đồi và đa dạng hơn. Về mỹ thuật, hình tượng rồng đặc biệt được sử dụng làm các chi tiết trong cung, chùa, miếu, đền, đình Việt Nam. và các sản phẩm của quá trình đúc đồng cũng là một trong những chi tiết quan trọng đó.